Cha mẹ nên làm gì khi con dậy thì sớm?
Béo phì không phải là nguyên nhân duy nhất gây dậy thì sớm ở trẻ. Các chuyên gia nội tiết cho rằng ngoài béo phì còn có một số yếu tố tác động đến quá trình dậy thì sớm ở trẻ như di truyền, giới tính, chủng tộc, do tiếp xúc xã hội, thậm chí cả môi trường sống hàng ngày.
Tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày đang khiến những đứa trẻ phải gánh chịu hậu quả, ví dụ như chất BPA trong đồ nhựa làm thay đổi hormon, có thể khiến trẻ dậy thì sớm.
Vậy nên nếu con bị dậy thì sớm, bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm cách làm cho con thích nghi và rèn luyện thể thao để bảo vệ sức khỏe bản thân ngay từ khi còn nhỏ.
Theo các bác sĩ không có cách nào để điều trị dậy thì sớm ở trẻ, kể cả giảm cân (nếu trẻ béo phì) cũng không có tác dụng. Đối với những trẻ đã dậy thì thì khi giảm cân, quá trình dậy thì này vẫn tiếp tục và không dừng lại.
Như vậy, đề phòng dậy thì sớm ở trẻ cần làm từ rất sớm trước khi đứa trẻ đến tuổi dậy thì bằng cách ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần giúp trẻ duy trì sức khỏe lành mạnh nhất tránh dậy thì sớm, bằng cách thực hiện một số lưu ý sau:
- Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, tạo thói quen tập thể dục cho trẻ;
- Chú ý đến lượng calo trong bữa ăn của trẻ, phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển;
- Dạy trẻ cách ăn uống lành mạnh, lựa chọn các thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế chất béo và các đồ ăn chế biến sẵn;
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ dùng có chứa estrogen và testosterone. Bố mẹ không nên cho con sử dụng kem, thuốc, thực phẩm có chứa các thành phần liên quan đến hormone sinh dục.
Hạn chế cho trẻ ăn chất béo và các đồ ăn chế biến sẵn;
Với những trẻ xuất hiện những hiện tượng dậy thì sớm thì bố mẹ nên cho con đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ, giúp điều chỉnh lối sống, sinh hoạt để bảo vệ sự phát triển lành mạnh cho con. Đó là món quà ý nghĩa dành cho con chúng ta.